So sánh giấy phép mã nguồn mở Apache, MIT, GPL

Mã nguồn mở ngày nay đã và đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, những dự án mã nguồn mở có thể được tìm thấy hầu như ở bất kì đâu trên không gian mạng rộng lớn này. Tuy nhiên dù có “mở” đi chăng nữa thì những phần mềm mã nguồn mở phải tuân theo những giấy phép nhất định. Điển hình là 3 loại giấy phép phổ biến nhất là Apache, MIT và GPL. Vậy, giữa chúng có gì khác nhau.

Các giấy phép mã nguồn mở phổ biến.

Trước hết, giấy phép mã nguồn mở là một loại giấy phép được sử dụng cho các phần mềm mã nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất kì cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể nghiên cứu, thay đổi, chỉnh sửa và cải tiến phần mềm, và phân phối ở các dạng khác nhau như thay đổi hoặc chưa thay đổi.

Giấy phép Apache

Giấy phép Apache ra đời bởi Quỹ Phần mềm Apache (Apache Software Foundation – ASF). Đây là một giấy phép phần mềm tự do, không có copyleft, bắt buộc trong việc thông báo bản quyển và lời phủ nhận. Giấy phép này hoạt động như các giấy phép phần mềm mã nguồn mở khác, trao cho người sử dụng phần mềm quyền tự do trong bất kỳ mục đích nào, từ chỉnh sửa, thay đổi, phân phối hoặc phân phối bản có sửa đổi của phần mềm theo các điều khoản đã ghi của giấy phép mà không lo lắng tới phí bản quyền.
Được phần đông người dùng đánh giá là giấy phép không có nhiều ràng buộc nên Apache là một giấy phép được sử dụng rộng rãi. Theo số liệu đã được thống kê, đến tháng 10 năm 2012, đã có đến 8708 dự án đặt tại SourceForge.net được cấp phép theo các điều khoản của Giấy phép Apache. Sự phổ biến này đã được trình bày rõ ràng trong một bài viết trên blog vào tháng 5 năm 2008, Google đã liệt kê đến hơn 25000 trong tổng số 100000 dự án đặt trên Google Code đang sử dụng giấy phép này.

Các điều khoản giấy phép Apache

Trong mỗi tập tin được cấp phép, bất kỳ bản quyền, bằng sáng chế hay thương hiệu và thông báo ghi công phải được giữ nguyên trong các đoạn mã khi phát hành và phải thông báo các tập tin đã thay đổi trong source code.
Nếu có một tập tin NOTICE trong bản phân phối gốc thì các phiên bản sau chỉnh sửa phải kèm theo nội dung của tập tin nêu trên bên trong phần mềm, hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng, hoặc trong một giao diện của phiên bản hiện hành.
Trừ khi có thông báo đặc biệt nào khác từ ASF thì bất kỳ đóng góp chỉnh sửa nào gửi cho người cấp phép đều sẽ tuân theo các điều khoản của giấy phép mà không cần thông qua bất cứ điều kiện gì nhưng vẫn giữ được sự hợp tác thỏa thuận giữa các bên trong phần đóng góp này.

Giấy phép MIT

Giấy phép MIT được tạo ra bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) danh tiếng. Là một loại giấy phép cấp phép, không có copyleft và c rất ít hạn chế trong việc sử dụng, trở thành một trong những giấy phép lý tưởng trong việc phát triển phần mềm. Sự phổ biến của giấy phép này đã được minh chứng bằng việc GitHub, trang web lưu trữ source code nổi tiếng, đã xác nhận rằng đây là giấy phép phổ biến nhất trên dịch vụ của họ, vượt xa các biến thể giấy phép GPL( sẽ đề cập sau) và các giấy phép phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) khác. MIT đã tạo tiền để cho các dự án mà ắt hẳn bạn đã nghe qua một lần như: Ruby on Rails, Node.js, jQuery và X11 hay X.

Các điều khoản giấy phép MIT

Các điều khoản của giấy phép MIT được gói gọn rằng: “Quyền hạn sử dụng được trao cho người sử dụng với không hạn chế nào, kể cả quyền sử dụng, sao chép, chỉnh sửa, kết hợp, xuất bản, phân phối, hay phân phối dưới các dạng phiên bản sửa đổi khác nhau, và bán bản sao chép của phần mềm nhưng với điều kiện như: những file ghi về tác giả, người có công (như file NOTICE), file ghi về quyền hạn sử dụng phải được bao gồm trong các phiên bản sử dụng giấy phép này”.

Giấy phép GPL

Giấy phép GPL hay còn được biết đến với cái tên GNU General Public License (GNU GPL/GPL) là một giấy phép mã nguồn mở có copyleft được sử dụng rộng rãi, đảm bảo cho người dùng khả năng chạy, nghiên cứu, tùy biển về phần mềm, là sản phẩm trí tuệ của Richard Stallman của Quỹ Phần mềm Tự do (FSF) cho dự án GNU, hỗ trợ cấp cho người nhận chương trình máy tính quyền của Định nghĩa Phần mềm Tự do.
Nhờ có copyleft mà GPL đã trở thành Giấy phép mã nguồn mở phổ biến nhất trong lĩnh vực phầm mềm tự do và nguồn mở. Các sản phẩm tiêu biểu được tạo ra theo giấy phép GPL có thể kể đến như nhân Linux và Bộ biên dịch GNU hay GCC. Nhờ giấy phép này mà nhân Linux đã có những thành công rực rỡ trên con đường phát triển của mình.

Các điều khoản của giấy phép GPL

GNU GPL cho đến nay đã trải qua 3 phiên bản gồm 17 điều khoản như được tự do chạy chương trình dưới bất cứ mục đích nào, tự do tìm hiểu các hoạt động của chương trình và tự do thực hiện các thay đổi, chỉnh sửa lên nó và quyền truy cập mã nguồn là điều kiện bắt buộc cho quyền tự do này, tự do tái phân phối bản sao, tự do trong việc cải tiến, phát hành cải tiến ra công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho kỹ thuật phân tích ngược (reverse engineeing).

Kết luận

Có thể thấy rằng nhờ có các giấy phép mã nguồn mở mà ngành phần mềm đã và đang trở nên phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Các giấy phép tuy khác nhau nhưng đều có điểm chung trong việc tạo điều kiện chỉnh sửa cho nhà phát triển, tạo cơ hội cải tiến chương trình, làm đa dạng hóa chương trình gốc, giúp từng byte, từng bit người sử dụng tương tác trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.
giaosumaytinh.com chúc các bạn thành công !
.
READ  Tìm hiểu về Luật An ninh mạng

Trả lời

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
Contact Me on Zalo