Hướng dẫn cài Windows 11 trên máy tính không hỗ trợ TPM 2.0 hoặc Secure Boot (100% ok)

Hệ điều hành mới nhất Windows 11 của Microsoft có thể không tương thích với một số máy tính. Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn muốn cài đặt hệ điều hành này để sử dụng. Dưới đây, giaosumaytinh.com sẽ hướng dẫn cho bạn cách cài đặt Windows 11 hiệu quả một cách chi tiết nhất.

1. Bỏ Qua TPM 2.0 Và Secure Boot Để Cài Đặt Windows 11 Trên Máy Tính

Để thực hiện theo cách này, bạn cần sử dụng Microsoft Media Creation Tool tạo thanh USB cài Win 10. Sau đó bạn truy cập vào thư mục nguồn của phương tiện cài đặt xóa tệp install.esd hoặc install.wim (tùy theo cái nào ở đó).

Tiếp đến, bạn sao chép tệp install.wim của Windows 11 vào bộ cài Win 10. Cách này cho phép người dùng đánh lừa hệ thống để hệ thống tin rằng bạn đang cài đặt Windows 10. Bạn chỉ cần khởi động thanh USB Windows 10 để cài Windows 11 để hoàn tất tiến trình.

2. Nâng Cấp Tại Chỗ

Trong trường hợp bạn không thể nâng cấp cài đặt Windows do máy tính không hỗ trợ hệ điều hành mới, bạn có thể khắc phục bằng cách nâng cấp tại chỗ để cài đặt Windows 11 trên phần cứng cũ.

Trước hết, bạn hãy tắt tạm thời các phần mềm diệt virus đang chạy cũng như các ổ cứng không cần cài đặt hệ điều hành. Sau đó, bạn hãy tải xuống tệp ISO Windows 11 từ UUP Dump phiên bản mới nhất. Quá trình tải hoàn tất, bạn nhấn đúp chuột cho máy mount vào ổ đĩa. Tiếp đó, bạn chọn setup.exe để thiết lập Windows 11 và tiến hành cài đặt.

READ  Download phiên bản Window 10 Super Lite – TeamOS Edition! 20H1, .ISO < 1GB

Bạn chờ Windows 11 cài đặt xong đến khi màn hình hiện cửa sổ với dòng chữ “Change how Setup download”.  Bạn nhấn vào nó rồi bỏ tích chọn “I want to help make the installation better” rồi chọn Next.

Bạn chờ các lần quét tiếp theo xong xuôi rồi nhấn chấp nhận và chọn Install để bắt đầu nâng cấp tại chỗ.

3. Dùng Trình Cài Đặt WinPass11

Nếu máy tính của bạn không có chip TPM 2.0 hoặc phần mềm TPM tương đương cũng như không có chức năng khởi động an toàn thì bạn có thể đánh lừa Windows 11 rằng bạn đã tuân thủ.

Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào https://github.com/ArkaneDev/WinPass11/releases, để cài đặt bản phát hành. Sau khi phần mềm được cài đặt, bạn nhấn chuột phải để chạy bằng quyền admin rồi nhấn tiếp Clean và chọn Next.

Trong ô cửa sổ tiếp theo, bạn chọn “Apply” để sửa chữa để có thể bỏ qua kiểm tra TPM 2.0 và khởi động an toàn.

Bạn hãy chờ đến khi báo cài đặt không thành công rồi trở lại cửa sổ trình cài đặt có hướng dẫn của WinPass 11 rồi nhấn Replace.

Sau đó bạn thực hiện theo các hướng dẫn hiển thị để hoàn tất quá trình cài đặt Windows 11.

Về cơ bản, bạn sẽ vào bộ cứu hộ và cài win 11 thông qua phần mềm WinNTSetup. Với cách này, bạn vẫn vô tư cài win 11 một cách chuẩn và sạch sẽ nhất mặc dù máy không được hỗ trợ hay không có TPM.

READ  Sửa lỗi tăng tốc máy tính với AdvancedSystemCarePortable

Trường hợp 1: Nếu bạn có usb
Bạn có thể tạo bất kì bộ boot cứu hộ nào mà có các phần mềm chuyên dụng như MniTool Partition, WinNTSetup,.. như  GSBoot, GSMT boot,..
Tham khảo bài viết sau để biết cách tạo usb cứu hộ đa năng: Cách tạo usb boot đa năng 2021 [UEFI-LEGACY] Trường hợp 2: Nếu bạn không có usb
Trong trường hợp bạn không có usb, bạn vẫn có thể cài bộ cứu hộ trực tiếp trên ổ cứng của bạn.

Link download windows 11 gốc từ Microsoft: WIN 11 CHÍNH THỨC TẠI ĐÂY

Sau khi đã có usb boot cứu hộ hoặc đã cài boot cứu hộ trên ổ cứng, bạn download file iso Windows 11 về máy và lưu nó trên bất kì phân vùng ổ cứng nào ngoại trừ ổ C chứa win. Vì quá trình cài sẽ xoá toàn bộ dữ liệu trên ổ C chứa win. Tiện thể, bạn cũng nên sao lưu các dữ liệu quan trọng có trên ổ C sang ổ đĩa khác.
Trường hợp máy bạn chỉ có duy nhất 1 phân vùng ổ cứng (chỉ có duy nhất ổ C), bạn nên cắt một phần ổ C để tạo thêm phân vùng khác (cắt ổ C ra để có được ổ D,E,..).

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ bên trên, bạn đã có thể tiến hành cài đặt windows 11. Với cách này hoàn toàn sạch sẽ và chuẩn nhất. Nếu bạn có ý định cài win 11 bằng cách update thì bạn nên cài thông qua cách này.

Ngoài ra bạn vẫn có thể sử dụng wintohdd để cài win 11 mà không cần TPM. Nhưng mình không khuyến khích bạn cài bằng cách này vì quá trình cài rất dễ xảy ra lỗi. Nếu không may gặp lỗi mà bạn không có usb để cứu thì rất tồi tệ. Nếu bạn đã có sẵn usb thì không phải lo. Tuy nhiên nếu bạn đã có usb thi nên tạo usb cứu hộ rồi cài thông qua WinNTSetup như bài hướng dẫn trên chứ tội tình gì mà cài bằng wintohdd
READ  Hẹn giờ tắt máy tính với Auto Shutdown Portable

Trên đây là 3 cách cài Windows 11 trên máy tính không hỗ trợ mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể lưu lại để áp dụng. Đừng quên theo dõi giaosumaytinh.com để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.

Trả lời

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
Contact Me on Zalo